logo_hplvn

Các tiêu chuẩn cần lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật

Tại các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, bệnh viện... việc thiết kế và có riêng một phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật là bắt buộc, việc này giúp đỡ rất nhiều cho những người khuyết tật, tạo thện cảm lớn cho những người sử dụng. “Tiêu chuẩn vách ngăn vệ sinh cho người khuyết tật được quy định chi tiết tại quyết định 04/2012/ QĐ- BXD. Các tiêu chuẩn kỹ thuật được mô tả một cách chi tiết giúp cho công trình nhà vệ sinh thuận tiện cho việc sử dụng của người khuyết tật”

Chi tiết tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về diện tích nhà vệ sinh cho người khuyết tật

+ Trường hợp phòng vệ sinh có lối vào thẳng cho người tàn tật đi xe lăn, kích thước không gian của phòng vệ sinh tối thiểu là 1900 mm X 1000mm ( đối với cửa mở ra ngoài) và 2700mm x 1000 mm đối với cử mở vào trong.

Tiểu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

+ Nếu nhà vệ sinh có lối vào song song cho người tàn tật đi xe lăn, kích thước phòng vệ sinh không nhỏ hơn 1500 mm x 1450 mmm

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Chú thích: Diện tích trong phòng vệ sinh cho người khuyết tật có tính cả vị trí cho các vật như: tay vịn, hộp đựng giấy vệ sinh, đường đi, khu vực sàn trống hoặc các vật dụng khách và khu vực dịch chuyển của xe lăn.

Tiêu chuẩn về bệ xí nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật

+ Bệ xí cách mặt sàn từ 400- 450 mm. Khoảng cách tối thiểu từ mép trước của bệ xí đến mặt tường phía sau của phòng vệ sinh là 760mm. Khoảng cách tối thiểu từ trục đặt bệ xí đến mặt tường bên xa nhất là 460 mm.

>>> Xem thêm: Chi phí hoàn thiện vách ngăn vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy nhà vệ sinh cho người khuyết tật

+ Theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hộp đựng giấu vệ sinh đặt cách mép trước bệ xí một khoảng từ 180- 230 mm và cách mặt sàn tối thiểu là 400 mm và tối đa là 1200 mm

+ Nếu lắp phía tay vin, nó sẽ cách tay vịn tối thiểu một khoảng không là 40 mm

+ Nếu lắp phía trên tay vịn, nó sẽ cách tay vịn một khoảng không nhỏ hơn 300 mm

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tay vịn an toàn phải được lắp đặt xung quanh bệ xí. Chi tiết tay vịn được quy định ở điều 12 của hướng dẫn này.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh bệnh viện

Chi tiết tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

+ Tay vịn phải có ở mỗi bên bất kì đường dốc nào và được bố trí liên tục ở cả hai bên đường dốc. Tay vịn được bố trí cả ở chiều nghỉ lối vào có bậc và hành lang. Tay vịn ở điểm đầu và điểm cuối đường dốc, phải được kéo dài thêm 300mm

+ Tay vịn phải dễ nắm và được liên kết chắc chắn với tường. Nên dùng tay vịn tròn đường kính từ 25- 50 mm và được lắp đặt ở độ cao 900mm so với mặt sàn. Đối với người ngồi xe lăn, khoảng cách từ mặt sàn tới tay vịn là 750 mm. Khoảng cách giữa tay vịn và bức tường gắn không nhỏ hơn 40 mm.

Chi tiết tay vịn nhà vệ sinh

+ Tay vịn phải có màu sắc tương phản với màu tường.

+ Trong trường hợp bố trí hai tay vịn một bên thì cao độ tay vịn trên là 900 mm, cao độ tay vịn dưới là 650 mm tính từ mặt sàn.

+Tay vịn không được xoay trong các mối liên kết và được chế tạo từ các vật liệu đảm bảo chịu được một lực là 110 kg.m/s2 tại bất kì mọi điểm.

>>> Xem thêm: Báo giá tấm compact thi công nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Kích thước tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật được quy định như sau:

+ Xung quanh bệ xí phải lắp đặt tay vịn nằm ngang. Chiều dài tay vịn nằm ngang trên mặt tường bên tối thiểu là 1000 mm và cách mặt tường phía sau 300mm. Độ cao lắp đặt 900mm. Tay vịn nằm ngang ở mặt tường sau có chiều dài tối thiểu là 600 mm và độ cao lắp đặt 900 mm

+ Tay vịn đứng thứ nhất được bố trí cách mép trước bệ xí 300 mm, cách đường trục bệ xí 250mm. Tay vịn thẳng đứng thứ hai được bố trí cách đường trục bệ xí 450 mm về phía tường cách xa bệ xí hơn. Tay vịn thẳng đứng được lắp đặt ở độ cao từ 850- 1300m, tình từ mặt sàn. Cũng có thể bố trí tay vịn thẳng đứng từ mặt sàn tới trần.

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật  tay-vin-nha-ve-sinh

Chú thích: Đối với các phòng vệ sinh có chiều dài từ 1400 mm đến 1500 mm và chiều rộng 900 mm thì không cần lắp đặt tay vịn thẳng đứng nếu tay vịn nằm ngang được bẻ xiên một góc 30 độ và 45 độ với chiều dài 700 mm

+ Nếu khu vệ sinh có bố trí bồn tiểu thì phải có tay vịn cho người tàn tật. Độ cao lắp đặt bồn tiểu dạng ngồi hoặc gắn vào tường không được cách mặt sàn lớn hơn 400 mm

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Khi khách hàng liên hệ yêu cầu tư vấn thiết kế phòng vệ sinh cho người khuyết tật và thi công vách ngăn vệ sinh phù hợp, chúng tôi đều khuyến khích sử dụng vách ngăn có kích thước tiêu chuẩn thay vì phi tiêu chuẩn dù chúng tôi có dư sức để giúp bạn sở hữu các loại tấm với kích thước mong muốn. Bởi lẽ

  • Sản phẩm có kích thước tiêu chuẩn luôn có sẵn tại kho với số lượng lớn có thể đáp ứng ngay nhu cầu của bạn.
  • Giá tấm kích thước tiêu chuẩn sẽ thấp hơn nhiều so với kích thước phi tiêu chuẩn.
  • Nếu sử dụng các tấm phi tiêu chuẩn, khi lắp đặt bạn sẽ phải tốn khá nhiều chi phí như phụ kiện nối hoặc các tấm thừa khi cắt khó tái sử dụng.

 

Mọi thông tin chi tiết liên hệ trực tiếp tới hotline để được hỗ trợ, giải đáp và tư vấn miễn phí.

5e8dql

In bài viết
KHOẢNG GIÁ
Dưới 100.000 VND
100.000-200.000 VND
200.000-1.000.000 VND
1.000.000-1.500.000 VND
1.500.000-2.000.000 VND
Trên 2.000.000 VND
CAM KẾT BÁN HÀNG
   Chuẩn tiến độ
   Tiết kiệm chi phí
   Chế độ bảo hành tốt
   Sản phẩm chất lượng
   Công nghệ hiện đại
   Thi công chuyên nghiệp và an toàn
THÔNG TIN LIÊN HỆ

COMPACT HPL VIỆT NAM : 

Đ/C 1: Ngọc Động, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội

Đ/C 2: Cụm công nghiệp Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

Điện thoại : 0978.772.122 ( Hải Yến)

Hotline: 0979.752.366

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 32
Trong tuần: 517
Lượt truy cập: 628685

© Bản quyền thuộc về CompactHPLVietNam